New Zealand: Thăm làng người Maori ở Rotorua

Theo chương trình khi đến thăm viếng thành phố Rotorua ở đảo Bắc (North Island) nước New Zealand, vợ chồng tôi được hướng dẫn tham quan làng của người Maori dân bản địa ở đây.

Đọc đâu đó trên Internet có người nói Người Maoringười Chăm ở Việt Nam cùng chung một nền văn hóa và ngôn ngữ, phát xuất từ Polynesia. Tuy nhiên hướng dẫn viên du lịch không xác nhận điểm này là đúng.

Trong sân “Marae” trước cửa Nhà Hội của người Maori ở làng Ohinemutu.

DSC_0948

Rotorua nằm ở bờ Nam của hồ cùng tên trong vùng Vịnh “Bay of Plenty” thuộc đảo Bắc (North Island). Đây là thành phố du lịch hàng đầu của Tân Tây Lan với nhiều mạch nước phun (Geyser) và Hồ nước bùn nóng (Hot mud pool) rất độc đáo.

Nghi lễ chào đón quan khách của người Maori. Trong sân “Marae” trước của Nhà Hội ở làng Tế Puia.

DSC_0214

Dân số Rotura khoảng 56,100 người, trong số đó có 30% thổ dân Maori. Đến thăm viếng Rotura đoàn du khách chúng tôi được một gia đình địa phương ở đây mời ăn cơm tối. Đây là dịp để tìm hiểu lịch sử, thức ăn và văn hóa của người dân vùng này.

Gia đình người Maori chủ nhà.

DSC_0826

Vợ chồng tôi được hướng dẫn đến thăm viếng làng của thổ dân Maori ở đây tên làng “Ohinemutu“. Làng này do thổ dân ở từ thời xa xưa. Có tài liệu du lịch nói thổ dân Maori đã đến đây vào năm 1350 từ những vùng đất khác của biển Thái Bình Dương. Làng này nằm bên bờ hồ Rotorua, ngay giữa khu địa nhiệt, nên dân chúng nấu nướng, tắm nước nóng tự nhiên rất tiện.

Một vài hinh ảnh làng người Maori tên Ohinemutu.

DSC_0871

DSC_0951

DSC_0952

DSC_0944

Theo chương trình vợ chồng tôi được ăn cơm tối với một gia đình người Maori, được thưởng thức thức ăn cũng như hiểu rõ hơn về văn hóa của họ. Vợ chồng tôi cũng được nghe thuyết trình về nguồn gốc của người Maori và văn hóa của người Polynesia, hấp dẫn lắm.

Thành phố Rotorua. Hình Internet.

newzealand-Rotorua

Một điệu vũ của người Maori. Hình Internet.

newzealand05h

Làng “Ohinemutu” của thổ dân Maori. Hình Internet.

newzealand05a

newzealand05

Dùng Google Search tìm kiếm tài liệu tiếng Việt về người Maori, tôi thấy có vài tài liệu đáng chú ý, xin chép lại để làm tài liệu du lịch.

Nghệ thuật khắc của người Maori. Hình Internet.

newzealand07h

Bảo tàng viện nghệ thuật và lịch sử (Museum of Art and History) của người Maori tại Rotorua. Hình Internet.

newzealand07i

Người Maori là dân bản địa gốc Polynesia. Họ cùng chung ngôn ngữ với người Chăm ở Việt Nam. New Zealand công nhận họ là người bản địa, nên trao trả đất đai cũng như tôn trọng quyền tự trị của họ theo tinh thần của bản Tuyên Ngôn Về Quyền Dân Tộc Bản Địa mà Liên Hiệp Quốc đã thông qua vào năm 2007 trong đó Việt Nam đã ký vào hiệp ước này.

Lãnh tụ Hone Heke (1846) của người Maori và phu nhân, cùng người chú. Hình Wikipedia.

newzealand08b

Người Chăm ở Việt Nam chưa hưởng được những quyển này, và văn hóa cũng như chủng tộc của họ bị lãng quên, có nguy cơ biến mất. Họ đã mất đất đai trong cuộc Nam Tiến của người Việt Nam. Dân tộc của họ gần như không còn nữa. Và nền văn hóa của họ rải rác khắp miền Trung có nguy cơ biến mất nếu không được bảo tồn đúng mức.

Sir Āpirana Turupa Ngata một lãnh tụ Maori thời hiện đại. Hình Wikipedia.

newzealand08c

“Tổ tiên của người Maori là những người Polynesia có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Một số nhà sử học đã lần ra dấu vết của những người định cư Polynesia đầu tiên tại New Zealand. Họ là những người nhập cư đến từ Trung Hoa, đã làm một cuộc hành trình dài qua Đài Loan, xuyên qua Nam Thái Bình Dương và đến Aotearoa ở New Zealand.

Mặt khác, nhà nhân loại học Thor Heyerdahl lại cho rằng người Polynesia đến Thái Bình Dương từ châu Mỹ chứ không phải từ miền Đông như lý thuyết của một số học giả khác. Heyerdahl đã lấy cơ sở cho mình từ sự kiện là loại khoai lang, lương thực chính của người Maori ở New Zealand trước thời kỳ người Âu đến đây, có nguồn gốc từ vùng trung tâm của Nam Mỹ.

Khoảng 30.000 năm trước đây, tổ tiên của người Polynesia đã sống ở quần đảo Bismarck, về phía Đông New Guinea. Những người này có một nền văn hóa Lapita, theo đó những chiếc bình đồ gốm rất đặc biệt và có màu sắc nổi bật là đặc trưng của họ. Loại bình đặc trưng này được đặt tên là Đồ gốm Lapita, được tìm thấy tại một địa điểm khảo cổ ở New Caledonia.

Đồ gốm Lapita xuất hiện đầu tiên vào giữa thiên niên kỷ thứ hai. Những loại vật dụng này có thể tìm thấy từ Melanesia đến New Caledonia rồi đến vùng Đông Samoa. Chính tại Fiji, Samoa và Tonga, các loại bình Lapita đã xuất hiện đầu tiên. Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhiều đặc điểm của nền văn hóa Polynesia đã được phát triển tại đây.

Việc sử dụng các bình gốm này đã biến mất khi người ta phát hiện ra New Zealand. Những loại vật dụng thủ công khác đã thế chỗ, chẳng hạn như các loại rìu lưỡi vòm bằng đá và các lưỡi câu. Những loại vật dụng này đã được phát hiện tại New Zealand, là của người Đông Polynesia.

Khoảng 3.500 năm về trước, nền văn hóa Polynesia từ quần đảo Bismarck bắt đầu bành trướng về phía Đông. Lý do của sự bành trướng này cho đến ngày nay người ta vẫn chưa biết. Một số người Polynesia ở lại vùng trung tâm của Nam Thái Bình Dương, một số khác đi qua Tahiti và hầu như đến cả Nam Mỹ, quê hương của khoai lang.

Thời gian chính xác khi người Polynesia đến những hòn đảo của New Zealand người ta cũng không biết. Mặc dù trước đây người ta cho rằng thời gian này vào khoảng năm 950 đến năm 1130 sau Công nguyên, các học giả ngày nay lại vẫn tranh luận về thời gian và hoàn cảnh mà những người định cư Polynesia đầu tiên đến đây.

Nhà hàng hải trong huyền thoại của người Polynesia, Kupe, được các nhà dân tộc học của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ước lượng là đã đến đây vào khoảng năm 925. Cũng những học giả này cho rằng nhân vật truyền thuyết người Maori là Toi đã đến New Zealand vào năm 1150.

Đoàn Thuyền Lớn, được coi như là chở nhóm người Polynesia đông nhất đầu tiên đến đây, đã được ước lượng là đến New Zealand vào năm 1350. Nhừng học giả hiện đại hiện nay đang đặt dấu hỏi, không những về sự chính xác của thời gian trên, mà còn cả đối với câu chuyện về Đoàn Thuyền Lớn nữa. Vấn đề này ngày nay vẫn còn đang được tranh luận. Đoàn Thuyền Lớn hình thành một phần những truyền thuyết của người Maori, đã được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Theo truyền thuyết này, những chiếc xuồng của đoàn đã đến đây từ mảnh đất thần thoại Hawaiiki, được coi như quê hương của tổ tiên, và được cho là ở đâu đó trong vùng Đông Polynesia.

Những người Polynesia đầu tiên đã định cư chủ yếu quanh vùng vùng bờ biển của New Zealand, đặc biệt là vùng bờ biển phía Đông, nơi điều kiện thuận lợi và khí hậu ôn hòa. Những người định cư này đã mang đến đây những loại súc vật như chó và loại chuột Polynesia.

Vào thời kỳ này, New Zealand là quê hương của nhiều loài chim không biết bay, trong đó có chim Moa. Loài chim này đã bị săn bắt đại trà để lấy thịt, trứng và lông. Xương của loài chim Moa rất chắc và được dùng để chế tạo các loại vật dụng. Chim Moa có rất nhiều ở Đảo Nam. Có tất cả 11 loài chim, từ loài có kích thước khổng lồ như loại gà tây có chiều cao đến 3,7 mét và cân nặng đến 200 kg. Trong số những loài khác có chim Moa Vùng cao, chim Moa Chân lớn và chim Moa Khổng lồ.

Mặc dù văn hóa của người Maori hoàn toàn là một nền văn hóa của thời kỳ đồ đá trước khi có người Âu đến đây, nền văn hóa này đã phát triển cao độ. Những loại công cụ lao động được người Maori sử dụng trước khi họ biết đến kim loại chủ yếu được làm từ xương chim, xương cá voi, ngà, xương chó và cả xương người, và cả từ đá được lấy từ những nguồn đá lớn đã được phát hiện trong vùng đất liền của New Zealand.”

(http://www.dulichvtv.com/guide_Nguoi_Maori_755.html)

“Đến New Zealand, nếu chưa xuống được đảo Nam để chiêm ngưỡng những kỳ thú thiên nhiên hùng vĩ thì hãy đến Rotorua ở đảo Bắc bởi đây là cái nôi văn hóa của thổ dân Maori và của đất nước mang tên “vùng đất của những dải mây trắng dài”.

Chính những thiên tai của New Zealand như động đất và núi lửa và những hoạt động địa chất vẫn ngày đêm sôi sục trong lòng đất mà đất nước này đã biết biến những tai họa từ xưa và tàn tích ngày nay thành nơi thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Địa nhiệt: “Trò chơi thiên nhiên kỳ thú”

Từ Auckland đi Rotorua đường đi mỗi lúc một cao, nhưng đường đẹp nên xe chạy bon nhanh, thảng hoặc mới có những đoạn ngoằn nghèo. Xe vượt qua trùng điệp những đồi cỏ mênh mông, xanh ngút tầm mắt dù đang chính giữa mùa đông nơi nửa nam bán cầu. Giữa bạt ngàn cỏ non xanh mướt mát là những đàn cừu và bò sữa gặm cỏ, quá đỗi thanh bình và nên thơ.

Xen giữa những núi đồi ấy không thể bỏ qua những rừng thông lá xanh thẫm, loài cây có sức sống mãnh liệt và được người dân New Zealand trồng khắp nơi để khai thác gỗ. Khó có thể hình dung được dưới lòng đất, nơi những loài cỏ cây xanh tốt ấy vẫn mọc lên tươi tốt lại là vô số những hoạt động địa chất vô cùng phức tạp, song cũng không đem lại cho đất nước này muôn điều kỳ thú.

Càng đến gần Rotorua, người ta không thể không nhận ra “mùi vị” đặc trưng của thành phố du lịch này, đó là mùi lưu huỳnh đặc quánh trong không khí. Song khứu giác của con người cũng dễ thích nghi với môi trường, và chỉ sau 1-2 tiếng đến đây, hoặc thậm chí còn nhanh hơn thế nữa, mũi của bạn sẽ hoàn toàn không còn cảm giác khó chịu và hệ hô hấp hoạt động bình thường. Với tôi, thậm chí tôi còn thích hít căng lồng ngực cái mùi ngai ngái ấy…

Đảo bắc với đặc điểm kiến tạo đặc biệt, từng được ví như “nồi hơi của phù thủy”, dưới lòng đất hoạt động địa chất vẫn sôi sục, là nguyên nhân của các trận động đất cũng như phun nham thạch của núi lửa. Song cũng chính nhờ những hoạt động tích cực ấy mà Rotorua không thiếu những “trò chơi thiên nhiên kỳ thú” như suối nước nóng, những cột nước nóng phun lên từ dưới lòng đất hay những hố, ao bùn khoáng âm ỉ sôi ngày đêm.

Wai-O-Tapu ở Rotorua được ví như “xứ sở địa nhiệt thần tiên” với những hồ nước nóng và lạnh xen kẽ, những cột hơi nước bốc lên như mây trắng bay từ dưới lòng đất và không ít những sắc màu kỳ diệu như bảy sắc cầu vồng rực rỡ được tạo nên nhờ dioxit sillic.

Điều kỳ lạ là ở “vùng đất thiêng” Wai-O-Tapu, sau nhiều năm cây cối đã thích ứng với môi trường sống nơi đây. Cây Manuka xanh tươi, được chiết mật làm thuốc chữa phong. Cây dương xỉ màu bạc, được gọi là Pongas đã trở thành một trong những biểu tượng của New Zealand, bên cạnh chim Kiwi. Với thổ dân Maori, cây dương xỉ còn là biểu tượng cội nguồn sự sống, trong khi chồi non của cây thể hiện sức mạnh và sự phát triển mãnh liệt trong tương lai.

Du khách có thể lang thang trong khuôn viên Wai-O-Tapu, song chỉ được đi trên những con đường định sẵn, bởi chỉ cần sơ sảy một chút là có thể bị bỏng vì sa chân vào những khu vực nước hoặc bùn nóng đến hơn 100 độ.

Người Maori và tình yêu với Mẹ Trái Đất

Trong khi người Maori chiếm khoảng 16% dân số New Zealand thì dân số Rotorua có 30% là người Maori. Thổ dân Maori thuộc tộc người Polynesian ở Thái Bình Dương là những người đầu tiên phát hiện ra New Zealand vào khoảng những năm 1280 và Rotorua được xem là cái nôi văn hóa của thổ dân này.

Đến năm 2004, người Maori sống phân tán nhiều nhất trong lịch sử. Một số vẫn sống theo các vùng bộ lạc truyền thống, một số khác sống ở bất kỳ nơi đâu, thường ở những trung tâm đô thị lớn với 64%, chỉ 16% sống ở nông thôn. Ngoài ra khoảng 70.000 người Maori sống ở Australia và 10.000 người ở Anh.

Giống như những khu vực khác ở Rotorua, hàng trăm năm qua, người Maori ở làng Whakarewarewa của thành phố này cũng đã sinh sống và làm việc trong cảnh thiên nhiên kỳ thú nhưng mạo hiểm của địa nhiệt và núi lửa.

Bà Julia Schuster-Rika, người quản lý hoạt động du lịch của làng nói: “Địa nhiệt là nguồn lợi tự nhiên vô cùng quý giá mà dân làng đơn giản coi là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nếu có một geyser (cột phun hơi nước nóng) hoặc hồ nước nóng nào đó bùng phát, họ sẽ không coi đó là một điều bất thường, chúng đều là một phần lịch sử không thể tách rời của người Maori”.

Người Maori cho rằng chính sự hiểu biết và tôn trọng Mẹ Trái đất hay Papatuanuku – theo tiếng Maori – mà con người nơi đây có thể sống hòa hợp với thiên nhiên và những quà tặng trời ban. “Chúng ta là những Kaitiaki – người bảo vệ Mẹ Trái đất. Nếu chúng ta tôn trọng Bà, Bà cũng sẽ tôn trọng chúng ta. Con người là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên, cũng như rừng cây, sông hồ, đại dương vậy” – bà Hahuana, hướng dẫn viên du lịch kỳ cựu của làng Whakarewarewa nói về triết lý của người Maori.

Người dân Maori nhận ra cơ hội làm du lịch và tận dụng triệt để giới thiệu với du khách “thế giới thần tiên địa nhiệt tự nhiên” và cũng là dịp để đưa văn hóa Maori ra thế giới. Qua hàng trăm năm, người Maori nay vẫn tận dụng các mạch nước nóng để nấu nướng, giữ thức ăn, các hồ nước ấm để tắm giặt và thư giãn, và dùng bùn khoáng nóng như một phương pháp spa thiên nhiên cực kỳ hiệu quả. Khai thác, tận dụng, song người Maori luôn có thái độ trân trọng, gìn giữ những gì của thiên nhiên và môi trường.

“Công nghệ hiện đại đến một ngày nào đó có thể bị phá vỡ, ai dám chắc? Song thiên nhiên thì vẫn còn mãi, miễn là ta phải bảo vệ, giữ gìn” – bà Hahuana nói.

Bà Hahuana cho rằng người Maori trong xã hội hiện đại không gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng phương Tây vì có bản sắc và văn hóa độc đáo. Nhưng bà thừa nhận, người Maori cũng đối mặt với không ít thách thức như dù được học hành, song trình độ dân trí vẫn thấp, điều kiện sống vẫn còn nghèo nàn, tỷ lệ thất nghiệp cao. Trong khi đó, lớp thanh niên trẻ tuổi cũng tìm cách ra thành phố kiếm sống bởi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Song bà hy vọng đến một thời điểm nào đó họ sẽ nghĩ lại và tiếng gọi quê hương, dòng tộc vẫn khiến họ quay về.

“Hồi nhỏ, tôi cũng không muốn là người Maori vì thời đó có quá nhiều quy định, ràng buộc với những điều được làm và không được làm, nhất là với phụ nữ. Song lớn lên, trưởng thành và đến độ tuổi này, tôi tự hào vì tôi là người Maori”.”

(http://laodong.com.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=80469)

“New Zealand là một quốc gia nằm trên quần đảo của Tây Nam Thái Bình Dương, gần Úc Đại Lợi. Đây là địa bàn dân cư của người Maori, tổ tiên của tộc người Polynesia có mặt trên quần đảo này kể từ thế kỷ thứ VIII. Người Maori và Chăm là hai dân tộc cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng cùng chung một nguồn gốc ngôn ngữ Mã Lai Đa Đảo.

Ông Abel Janszoon Tasman là nhà thám hiểm Hà Lan đầu tiên đặt chân lên quần đảo New Zealand vào năm 1642, nhưng phải quay đầu về nước vì sự kháng cự của dân tộc Maori chống lại sự hiện diện của người nước ngoài trên lãnh thổ của họ. Phải chờ đến năm 1790, người Châu Âu mới xâm chiếm và kiểm soát toàn diện quần đảo New Zealand. Sự hiện diện quá đông đảo của dân Âu châu nhập cư đã gây ra bao xáo trộn đến xã hội Maori kéo theo những cuộc tranh chấp triền miên giữa dân tộc bản địa Maori và dân da trắng, buộc chính phủ Anh phải ký hiệp ước Waitangi với các bộ lạc Maori vào ngày 6-2-1840 trong đó cộng đồng Maori sẳn sàng làm thần dân của vương triều Anh quốc với điều kiện là quốc gia này phải trao trả lại một số đất đai của dân tộc Maori bị chiếm đóng và chấp nhận hình thành khu vực tự trị dành cho dân tộc này, tức là qui chế pháp lý công nhận dân tộc Maori là chủ nhân trên đất đai, phong tục tập quán truyền thống của họ.

Bước vào thềm thế kỷ thứ 20, New Zealand trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1947. Kể từ đó, New Zealand đưa ra nhiều chính sách nhằm khẳng định bản sắc riêng của quốc gia này trên bản đồ thế giới bằng cách công nhận văn hóa người dân bản địa Maori là một phần đặc trưng không thể thiếu được trong yếu tố văn hóa của New Zealand.

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á hình thành vào cuối thế kỷ thứ X ở phía bắc sau đó sáp nhập Champa và Thủy Chân Lạp ở phía nam vào lảnh thổ của mình. Tuyên bố độc lập vào năm 1945, Việt Nam thống nhất hai miền Nam-Bắc vào năm 1975.

Nói đến văn hóa của người dân bản địa ở Việt Nam, thì người ta phải nói đến văn hóa Champa, một vương quốc nằm ở miền trung Việt Nam, hình thành từ thế kỷ thứ II và bị xóa tên trên bản đồ vào năm 1832 do phong trào Nam tiến của dân tộc Việt. Champa có một nền văn minh rực rỡ đã từng để lại nhiều di tích đền tháp trải dài khắp miền trung Việt Nam hiện nay với kiến trúc độc đáo và nhiều bí ẩn. Sau năm 1975, Việt Nam bắt đầu kiến thiết đất nước và không ngừng khẳng định bản sắc riêng của mình thông qua chính sách bảo tồn di sản văn hóa. Điều 5, Hiến pháp nước Việt Nam năm 1992 nêu rõ:

“Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Dựa vào điều 5 của hiến pháp này, văn hóa Champa phài là một bộ phận không thể thiếu được trong không gian của văn hóa Việt Nam. Với bề dày của lịch sử cùng với sự sáng tạo độc đáo của người Champa qua nhiều thế hệ, những di sản văn hóa Champa còn lưu lại cho hậu thế hôm nay xứng đáng là niềm kiêu hãnh và tự hào của dân tộc Champa nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung, nếu được quan tâm bảo tồn, gìn giữ, nghiên cứu và sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên trong thực tiễn hiện nay, vấn đề bảo tồn văn hóa Champa đang tồn tại những vấn đề nổi cộm. Một số sự kiện được phân tích dưới đây là những minh chứng báo động cho việc hủy hoại văn hóa đến mức nguy cấp, sẽ làm mai một đi những giá trị văn hóa Champa trong một ngày không xa nếu như không thức tỉnh và có chương trình hành động đúng đắn.

Việt Nam và New Zealand là hai quốc gia đều có dân tộc bản địa. Người Chăm là thành phần dân tộc bản địa của Việt Nam trong khi đó Maori là dân tộc bản địa của New Zealand. Mặc dù cùng mang chung một tên gọi là dân bản địa, nhưng quyền làm người và qui chế chính trị của dân tộc Maori hoàn toàn khác hẳn với dân tộc Chăm.

Ai cũng biết người Maori và người Chăm là hai dân tộc có chung một nguồn gốc ngôn ngữ nằm trong gia đình Malayo-Polysenian, có tiếng nói riêng, phong tục tập quán và những thành tựu văn hóa riêng. Trong quá trình lịch sử, cả hai dân tộc đều trải qua những cuộc chinh chiến để sinh tồn và khẳng định chủ quyền lãnh thổ cũng như việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng cho dân tộc mình. Nhưng hai dân tộc này đang sống trong hai bối cảnh lịch sử hoàn toàn khác nhau. New Zealand là quốc gia do người Châu Âu sáng lập có nền dân chủ rất cao. Chính vì thế, New Zealand không ngần ngại công nhận người Maori là dân tộc bản địa của quốc đảo này. Ngược lại Việt Nam là lãnh thổ được mở rộng từ cuộc Nam tiến của dân tộc Việt trên lãnh thỗ của vương quốc Champa nhưng không bao giờ công nhận dân tộc Champa trong đó có người Chăm và Tây Nguyên là dân tộc bản địa tại quốc gia này, mặc dù họ đủ điều kiện để đón nhận tên gọi này và đáng được hưởng các quyền lợi của người bản địa theo công ước quốc tế đã đề ra qua bản Tuyên Ngôn Về Quyền Dân Tộc Bản Địa mà Liên Hiệp Quốc đã thông qua vào năm 2007 trong đó Việt Nam đã ký vào hiệp ước này.

Nói đến người Chăm tại Việt Nam và người Maori ở New Zealand , thì người ta phải nghĩ đến sự khác biệt về chính sách bảo tồn di sản văn hóa của hai dân tộc này…”

(http://www.champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=573:ngi-chm-&catid=45:quandiemxahoi&Itemid=61)

“MARAE
Theo truyền thống, từ ‘Marae’ dùng để chỉ marae-atea, là khoảng sân để cử hành các nghi lễ ở phía trước Nhà Hội. Từ này ngày nay thường bao gồm cả quần thể marae, trong đó có Nhà Hội, marae-atea và tất cả những nhà và sân có liên quan.

Một marae là tài sản chung của một hapu (một nhánh của bộ tộc) hay iwi (một bộ tộc). Mỗi marae đều có những luật lệ và qui định cho những tương tác của con người với nhau và với môi trường xung quanh.

Có khoảng vài trăm Marae trên khắp đất nước New Zealand. Đó là nơi những truyền thống về nghệ thuật và văn hóa của người Maori thể hiện đầy đủ nhất.

NHÀ HỘI
Nhà Hội là một đặc điểm nổi bật của bất kỳ marae nào. Lối kiến trúc của loại nhà này vẫn giữ từ thế kỷ thứ 12 đến nay. Nhà Moikau ở Wairarapa được các nhà khảo cổ học xác định là căn nhà xưa nhất ở New Zealand.

Nhà này thường có hình dạng điển hình là hình chữ nhật với mái dốc đứng, mỗi nhà được đặt tên theo một vị tổ tiên trong bộ tộc. Những bức chạm khắc hoa mỹ, những tấm rèm và những rui, xà được sơn phết đều là những hiện thân của các thần thoại, truyền thuyết, những sự kiện lịch sử và những người được tôn kính. Trước kia, Nhà Hội được dùng làm nơi ở là chính, ngày nay nó được dùng làm chỗ hội họp.

WERO
Mục đích của wero là xác định xem những người khách tới thăm với thái độ hòa bình hay có ý khác. Điều này được xác định bằng cách cử đi một chiến binh để mắng nhiếc và khích động những người khách này. Nếu đoàn người viếng thăm đến với mục đích chiến đấu và giả vờ có thái độ hòa bình thì người chiến binh đó sẽ không thể chịu đựng được và cuộc chiến sẽ nổ ra ngay trước khi những người viếng thăm này được cho vào cổng.

Ngày nay wero đã thay đổi nội dung, và được sử dụng để tiếp đón những vị khách quan trọng. Với những vị khách này wero sẽ được tổ chức để tôn vinh đoàn khách quý này.

KARANGA
Nghi thức này bắt đầu bằng những tiếng gọi của những người phụ nữ của chủ và của khách. Những tiếng gọi này được cất cao giọng và vang đi rất xa. Những tiếng gọi này bao gồm cả những câu chào đón và những câu tỏ lòng biết ơn tổ tiên và những người đã khuất.

HAKA POWHIRI
Đây là một nghi thức dùng để tiếp đón những đoàn khách có chức sắc. Nhóm chủ nhà xếp hàng trước nhà hội của họ để múa và hát những điệu hát trầm bổng trong khi nhóm khách tiến vào sân. Sau đó cả hai bên ngồi xuống ngoài sân để tiến hành các nghi thức chính thức.

KOHA
Đây là một loại quà biếu của nhóm khách tặng cho nhóm chủ nhà. Món quà này nói lên tinh thần có qua có lại, vốn là một nguyên tắc rất quan trọng trong xã hội của người Maori. Koha không phải đơn thuần là một món quà tặng có tính chất lưu niệm. Đây là dịp để người ta trả lại những gì họ đã được nhận. Một koha phải có giá trị ít nhất bằng hoặc hơn cái mà người ta đã nhận.

Trước kia khách đến thăm thường đem thức ăn cho chủ nhà. Ngày nay tiền được sử dụng để giúp chủ nhà trang trải những chi phí tiếp khách. Đôi khi koha được cho ở dạng khác, chẳng hạn như của cải có giá trị cao hay những món đồ có tính biểu tượng cao.

HONGI
Khi khách đến thăm, chủ nhà sẽ phát biểu. Sau khi lời phát biểu chấm dứt, cả khách và chủ cùng tiến hành nghi thức ‘hohou i te rongo’ theo đó người ta chạm trán vào nhau, cọ mũi với nhau và bắt tay. Cọ mũi là một nét đặc trưng của người Maori khi chào nhau.

KARAKIA
Karakia hay còn gọi là lễ cầu nguyện đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc tụ họp mang tính xã hội của người Maori. Mục đích của karakia là tập trung tinh thần và đoàn kết con người vào một mục tiêu chung. Những cuộc cầu nguyện theo truyền thống thường liên hệ đến đấng sáng tạo và nhắc nhở mọi người về một thế giới thiên nhiên mà trong đó con người phải sống hòa hợp với nhau.

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC MAORI
Chạm gỗ
Khuôn mặt người là mô típ chính trong chạm khắc của người Maori. Thường những bức chạm này có khuôn mặt lớn hơn thân hình. Đây là đặc điểm chung trong nghệ thuật chạm khắc của người Maori khắp đất nước New Zealand.

Theo truyền thống trước đây, các vật liệu dùng để chạm khắc rất đa dạng, bao gồm gỗ, xương, xương cá voi, đá và đá pocfia lục. Ngày nay có loại vật liệu mới là đất sét cũng được sử dụng trong chạm khắc. Tuy nhiên, những loại gỗ bản xứ của New Zealand là loại vật liệu được ưa thích nhất trong nghệ thuật này.

Những chiếc xuồng, nhà hội, binh khí và các loại nhạc khí đã được tạo dáng từ các loại gỗ bản xứ và sau đó được tô điểm bằng các thiết kế chạm khắc. Các loại gỗ cứng thường được dùng cho những loại binh khí, trong khi các loại gỗ mềm được sử dụng để làm các loại nhạc cụ.

Chạm xương
Theo truyền thống, nhìều loại xương được sử dụng trong chạm khắc, trong đó có cả xương cá voi và xương người. Ngày nay xương bò thường được sử dụng nhiều nhất. Việc xuất khẩu các bức chạm bằng xương cá voi đã bị cấm. Bây giờ, chỉ có xương của những con cá voi tự mắc cạn mới được sử dụng trong nghề chạm khắc.
Hei matau là những vật được chạm bằng xương với hình dạng của những chiếc lưỡi câu xưa kia. Những vật chạm này không có chức năng sử dụng mà chỉ làm đồ trang sức và được người ta đeo để thêm may mắn trong khi đánh cá.

Chiếc lưỡi câu này có một biểu tượng rất phong phú. Theo truyền thuyết của người Maori, Maui Tiki-a-Taranga đã đi khắp vùng biển Thái Bình Dương và đánh bắt được rất nhiều loại hải sản khác nhau, và chiếc lưỡi câu mà anh ta dùng được làm từ xương hàm của bà nội anh ta. Truyền thuyết này tượng trưng cho sức mạnh của bà nội Maui đã truyền vào người anh ta để giúp anh thành công như vậy. Câu chuyện này nhắc nhở mọi người nhớ đến ảnh hướng của tổ tiên và sức mạnh mà con cháu đã thừa hưởng từ họ.

Chạm từ đá Pocfia lục
Loại đá bán quý này được tìm thấy trên những con sông ở Đảo Nam của New Zealand. Người Maori thường gọi Đảo Nam là Te Wai Pounamu, có nghĩa là ‘vùng nước của đá Pocfia lục’ .

Người Maori rất quý loại đá này vì vẻ đẹp lâu bền và phẩm chất tinh thần của nó. Theo truyền thống đá pocfia lục được làm thành những đồ nữ trang đẹp, binh khí và công cụ. Kỹ năng đòi hỏi các nghệ nhân khi xử lý trên loại đá cực kỳ cứng này đã tạo thêm giá trị cho những món chạm khắc thành phẩm.

Đá pocfia lục có nhiều loại với màu sắc khác nhau, chẳng hạn như loại Inanga với màu từ trắng đến lục xám hoặc hơi xanh, loại Kahurangi với màu xanh lục nhẹ của quả táo, loại Kawakawa có màu xanh lục đậm và có thể có đốm đen, loại Kokopu có màu nâu đậm, màu xanh ô liu hoặc màu hơi vàng,v.v…

NGHỀ ĐAN CỦA NGƯỜI MAORI
Nghề đan chứa đựng nhiều hơn là những sản phẩm từ kỹ năng thủ công. Từ một chiếc giỏ đơn giản để đựng thức ăn cho đến những chiếc áo khoác bằng lông chim kiwi, nghề đan đã được phả vào đó những tinh túy trong giá trị tinh thần của người Maori. Người Polynesia cổ xưa đã tin rằng các nghệ nhân là phương tiện để qua đó các vị thần sáng tạo.

Nghệ thuật đan của người Maori đầy tính biểu tượng và những ý nghĩa ẩn tàng, biểu hiện những giá trị tinh thần và niềm tin của người Maori. Sự phức tạp trong cuộc sống hiện tại có ý nghĩa là chúng ta sống ngoài vòng thiên nhiên nhưng vẫn hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó.

Vật liệu Để đan
Những loại cây bản xứ của New Zealand đã cung cấp cho người thợ đan một dải rộng các loại vật liệu. Harakeke, một loại cây lanh bản xứ của New Zeland được sử dụng để đan các loại giỏ và thảm trải nhà. Các sợi lanh này cũng được xé ra bằng vỏ sò, sau đó tao lại và làm mềm để chế tạo những chiếc áo khoác. Loại vật liệu này gọi là Muka, là một loại sợi đẹp, mềm và rất bền.

Những loại vật liệu truyền thống khác bao gồm cây pingao (dây chằng xoắn), cây kakako, những loại cây bụi như kiekie, và những loại vỏ cây như vỏ của cây houhere, và nhiều loại vật liệu dạng sợi khác.

Ngày nay những người thợ đan Maori còn làm quen với nhiều loại vật liệu khác. Người ta đã tạo ra những món đồ mỹ nghệ kết hợp giữa kim loại và các vật liệu khác, sử dụng kỹ thuật đan truyền thống.

Áo choàng của người Maori
Một người có kinh nghiệm đan áo choàng cũng phải mất mấy tháng để chuẩn bị vật liệu và hoàn tất khâu đan áo. Vì lý do này, những người đan áo thường là những phụ nữ có tuổi không vướng bận con nhỏ và những bổn phận khác. Để đan xong một chiếc áo choàng bằng lông chim người ta phải cần nhiều thời gian cũng như sự kiên nhẫn.

Những chiếc áo choàng là vật gia truyền quý báu của người Maori. Người đan áo thường thực hiện một chiếc áo cho một người trong gia đình của mình hoặc những người mà họ tôn quý. Những ý định và tình cảm gắn với chiếc áo choàng kể từ lúc khởi công qua suốt quá trình đan đã tạo cho nó một tầm quan trọng đặc biệt.

Một chiếc áo choàng thường được truyền qua nhiều thế hệ, được mặc trong nhiều dịp khác nhau, và trở thành một vật gia truyền có giá trị thực sự. Có một thời, nghệ thuật đan áo choàng hầu như đã bị mất truyền thống của nó. Người ta cảm thấy dễ dàng hơn nhiều khi sử dụng y phục kiểu người Âu, hơn là mất một thời gian rất lâu để đan chiếc áo này từ sợi lanh.

Sự phục hồi của chiếc áo choàng được thực hiện vào giữa thập kỷ 1900, qua Liên đoàn Phúc lợi Phụ nữ Maori. Người ta bắt đầu dạy cách đan loại áo này cho những thành viên của liên đoàn. Ngày nay, có rất nhiều phụ nữ Maori đã tiếp nối truyền thống đan áo choàng này.

ÂM NHẠC MAORI
Cùng với những bài hát và những bài có dạng như thánh ca, âm nhạc Maori còn có một dải rộng những loại trống, nhạc cụ gõ và nhạc cụ hơi gió. Trong xã hội trước kia của người Maori, những giọng hát và âm thanh của các nhạc cụ đã đóng một vai trò rất quan trọng trong những hoạt động xã hội và các lễ nghi của cộng đồng. Với sự thiếu vắng của một nền văn học Maori bằng chữ trước kia, truyền thống âm nhạc đã hình thành một phần lớn nền văn học khẩu ngữ của dân tộc này.

Trong số các dạng nhạc cụ của người Maori, các loại nhạc cụ thổi bằng hơi là phổ biến và đặc sắc nhất, được làm bằng gỗ, xương, đá hoặc vỏ sò. Ba trong số các loại nhạc cụ này là putorino, koauau và pukaea.

Putorino
Putorino được tạo hình từ gỗ và trang trí với những họa tiết chạm khắc và các hình ảnh. Putorino độc đáo ở chỗ nó có hai giọng. Nếu thổi ở đầu lớn, nó sẽ cho một giọng trầm hơn, giọng ‘nam’. Nếu thổi vào lỗ khuyết ở đoạn giữa của nhạc cụ này, nó sẽ cho âm thanh mềm mại hơn, tức là giọng ‘nữ’.

Pukaea
Pukaea là một nhạc cụ giống như kèn trompet, được làm từ gỗ và trang trí bằng những hình chạm khắc và các sợi dây buộc. Nhạc cụ này được chơi bằng cách thổi vào đầu nhỏ của nó. Pukaea tạo ra một âm thanh có thể vang rất xa. Nó cũng được sử dụng để làm hiệu hoặc làm một loại dụng cụ báo động.

Koauau
Nhạc cụ này tương tự như chiếc sáo, được làm bằng gỗ, xương, hoặc đá. Trên mình chiếc Koauau có ba lỗ bịt tay. Người ta thổi vào một lỗ ở đầu ống và các âm thanh khác nhau được tạo thành do sự rung của lưỡi và động tác bịt lỗ của ngón tay.

BINH KHÍ MAORI
Nghệ thuật Binh khí Maori
Trong xã hội Maori trước khi người Âu đến đây, việc sử dụng binh khí là một nghệ thuật đòi hỏi kỹ năng, sự khéo léo, nhanh nhẹn và tập trung. Loại hình nghệ thuật này ngày nay đã được nhiều đàn ông và phụ nữ thực hiện như một môn võ – tương tự như môn đấu kiếm Henko của người Nhật.

Có nhiều loại binh khí dựa trên cơ sở của chiếc giáo và chiếc gậy. Các loại binh khí này thường được trang trí bằng các hình chạm khắc, những dây buộc và lông chim. Trong trận đấu, những chiếc lông chim này không những chỉ là vật trang trí mà còn có tác dụng làm rối trí đối thủ khi người ta di chuyển.

Ngày nay những loại binh khí này được dùng làm quà tặng cho những người tỏ ra can đảm hoặc thành công trong một lĩnh vực nào đó. Người Maori thường tặng những món quà này vào dịp lễ tốt nghiệp để công nhận một cách tượng trưng về việc đương đầu với những thử thách trong cuộc sống.

Xuồng chiến
Trong nhiều loại xuồng của người Maori, xuồng chiến là đỉnh cao của nghệ thuật thủ công. Các xuồng chiến được làm từ gỗ của cây torara, và được chạm khắc, trang trí rất công phu.

Phần mũi xuồng thường được chạm hình người. Phần lái của xuồng cũng có hình chạm con người ở phía đáy. Thân xuồng được trang trí hai bên với các hình chạm xoắn ốc và thường được sơn với các hình trang trí màu đỏ và đen. Lông chim hải âu được đan thành chiếc cờ đuôi nheo và cắm ở lái xuồng. Hai cánh tay giống như dạng ăng ten với vòng tròn trên đỉnh được cắm lồi ra ở mũi xuồng.

Ngày nay có những dịp như lễ Ngaruawahia là lúc những chiếc xuồng chiến của người Maori được mang ra chèo. Một chiết xuồng được chạm khắc và trang trí từ mũi đến lái, được chèo bởi khoảng hai chục người trang phục theo kiểu truyền thống và vừa chèo vừa hát đã làm thành một quang cảnh ngoạn mục cho người xem.”

(http://www.dulichvtv.com/guide_Phong_tuc_cua_nguoi_Maori_790.html)

Mời đọc thêm: Du lịch Australia và New Zealand

Tài liệu du lịch tiếng Việt (01): Cairns Úc Đại Lợi
https://lthdan05.wordpress.com/2013/09/25/tai-lieu-du-lich-tieng-viet-01-cairns-uc-dai-loi/

Australia: Hình ảnh Cairns
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/15/australia-hinh-anh-cairns/

Australia: Hình ảnh Trại cá sấu và động vật hoang dã Hartley
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/15/australia-hinh-anh-trai-ca-sau-va-dong-vat-hoang-da-hartley/

Australia: Hình ảnh đường Esplanade ở Cairns
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/15/australia-hinh-anh-duong-esplanade-o-cairns/

Australia: Hình ảnh Cảng Douglas (Port Douglas) ở Cairns
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/16/australia-hinh-anh-cang-douglas-port-douglas-o-cairns/

Australia: Hình ảnh trại nuôi bò Wetherby Station
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/20/australia-hinh-anh-trai-nuoi-bo-wetherby-station/

Australia: Hình ảnh chợ đêm ở Cairns
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/20/australia-hinh-anh-cho-dem-o-cairns/

Australia: Hình ảnh Green Island (Đảo Xanh) ở Cairns
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/20/australia-hinh-anh-green-island-dao-xanh-o-cairns/

Australia: Hình ảnh thăm người thổ dân Tjapukai ở Cairns
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/20/australia-hinh-anh-tham-nguoi-tho-dan-tjapukai-o-cairns/

Australia: Vườn quốc gia Barron Gorge ở Cairns
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/21/australia-vuon-quoc-gia-barron-gorge-o-cairns/

Australia: Kuranda làng trong Rừng Mưa
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/21/australia-kuranda-lang-trong-rung-mua/

Australia: Vườn Bách Thảo Cairns
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/22/australia-vuon-bach-thao-cairns/

Australia: Trại cá sấu và động vật hoang dã Hartley
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/05/australia-trai-ca-sau-va-dong-vat-hoang-da-hartley/

Australia: Cảng Douglas (Port Douglas)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/05/australia-cang-douglas-port-douglas/

Australia: Rạn San Hô Great Barrier
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/06/australia-ran-san-ho-great-barrier/

Australia: Trại nuôi bò Wetherby Station
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/07/australia-trai-nuoi-bo-o-wetherby-station/

Australia: Green Island (Đảo Green) ở Queensland
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/07/australia-green-island-dao-green-o-queensland/

Tài liệu du lịch tiếng Việt (02): Sydney Úc Đại Lợi
https://lthdan05.wordpress.com/2013/09/26/tai-lieu-du-lich-tieng-viet-02-sydney-uc-dai-loi/

Sydney: Một buổi tối tại Darling Harbour
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/21/sydney-mot-buoi-toi-tai-darling-harbour/

Australia: Thăm viếng Nhà Hát Opera Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/21/australia-tham-vieng-nha-hat-opera-sydney/

Australia: Thăm viếng Ghế đá của bà Macquarie ở Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/21/australia-tham-vieng-ghe-da-cua-ba-macquarie-o-sydney/

Australia: Thăm viếng Bãi biển Bondi ở Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/21/australia-tham-vieng-bai-bien-bondi-o-sydney/

Australia: Thăm viếng “Sea Life Aquarium” ở Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/21/australia-tham-vieng-sea-life-aquarium-o-sydney/

Australia: Cầu Cảng Sydney (Sydney Harbour Bridge)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/22/australia-cau-cang-sydney-sydney-harbour-bridge/

Australia: Hoa Jacaranda nở đầy đường phố Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/22/australia-hoa-jacaranda-no-day-duong-pho-sydney/

Australia: Chợ Tàu Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/22/australia-cho-tau-sydney/

Australia: Lang thang khu “The Rocks” ở Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/22/australia-lang-thang-khu-the-rocks-o-sydney/

Australia: Du thuyền trong cảng Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/27/australia-du-thuyen-trong-cang-sydney/

Australia: Viếng Vườn Trung Hoa ở Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/27/australia-vieng-vuon-trung-hoa-o-sydney/

Australia: Chợ cá Sydney (Sydney Fish Market)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/28/australia-cho-ca-sydney-sydney-fish-market/

Australia: Nhà Hát Opera Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/08/australia-nha-hat-opera-sydney/

Australia: Ghế đá của bà Macquarie
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/09/australia-ghe-da-cua-ba-macquarie/

Australia: Bãi biển Bondi ở Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/09/australia-bai-bien-bondi-o-sydney/

Australia: “Sea Life Aquarium” ở Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/10/australia-sea-life-aquarium-o-sydney/

Australia: Khu “The Rocks” ở Sydney
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/11/australia-khu-the-rocks-o-sydney/

Tài liệu du lịch tiếng Việt (03): Queenstown (Tân Tây Lan)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/09/27/tai-lieu-du-lich-tieng-viet-03-queenstown-tan-tay-lan/

New Zealand: Thành phố Queenstown
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/12/new-zealand-thanh-pho-queenstown/

New Zealand: Hồ Wakatipu ở Queenstown
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/22/new-zealand-ho-wakatipu-o-queenstown/

New Zealand: Thăm trại nuôi trừu ở Walter Peak (Queenstown)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/24/new-zealand-tham-trai-nuoi-truu-o-walter-peak-queenstown/

New Zealand: Đi chiếc tàu lịch sử TSS Earnslaw ở Queenstown
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/24/new-zealand-di-chiec-tau-lich-su-tss-earnslaw-o-queenstown/

New Zealand: Bông hoa mùa xuân ở Queenstown
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/24/new-zealand-bong-hoa-mua-xuan-o-queenstown/

New Zealand: Loài cỏ dại mang tên Gorse
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/25/new-zealand-loai-co-dai-mang-ten-gorse/

New Zealand: Đi Gondola ở Queenstown
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/27/new-zealand-di-gondola-o-queenstown/

New Zealand: Thăm viếng Milford Sound
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/30/new-zealand-tham-vieng-milford-sound/

New Zealand: Con đường mang tên Milford Road
https://lthdan05.wordpress.com/2013/11/30/new-zealand-con-duong-mang-ten-milford-road/

New Zealand: Thung lũng rượu nho ở Gibbston (Gibbston Valley)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/01/new-zealand-thung-lung-ruou-nho-o-gibbston-gibbston-valley/

New Zealand: Bảo tàng “Lakes District Museum” ở Arrowtown
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/01/new-zealand-bao-tang-lakes-district-museum-o-arrowtown/

New Zealand: Rừng Cù Tùng (Redwood) ở Rotorua
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/01/new-zealand-rung-cu-tung-redwood-o-rotorua/

New Zealand: Ăn cơm tối với một gia đình người Maori ở Rotorua
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/02/new-zealand-an-com-toi-voi-mot-gia-dinh-nguoi-maori-o-rotorua/

New Zealand: Thăm làng Ohinemutu ở Rotorua
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/02/new-zealand-tham-lang-ohinemutu-o-rotorua/

New Zealand: Thăm Bảo Tàng Viện Rotorua (Rotorua Museum)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/03/new-zealand-tham-bao-tang-vien-rotorua-rotorua-museum/

New Zealand: Hồ Rotorua
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/03/new-zealand-ho-rotorua/

New Zealand: Khu địa nhiệt Whakarewarewa ở Rotorua
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/03/new-zealand-khu-dia-nhiet-whakarewarewa-o-rotorua/

New Zealand: Mạch nước phun Pohutu ở Rotorua
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/03/new-zealand-mach-nuoc-phun-pohutu-o-rotorua/

New Zealand: Thăm viếng Te Puia ở Rotorua
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/04/new-zealand-tham-vieng-te-puia-o-rotorua/

New Zealand: Thăm viếng một trường Trung Học Maori ở Rotorua
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/04/new-zealand-tham-vieng-mot-truong-trung-hoc-maori-o-rotorua/

New Zealand: Lái tàu buồm Pride Of Auckland
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/04/new-zealand-lai-tau-buom-pride-of-auckland/

New Zealand: Arrowtown thành phố của những người đào vàng ngày xưa
https://lthdan05.wordpress.com/2013/12/01/new-zealand-arrowtown-thanh-pho-cua-nhung-nguoi-dao-vang-ngay-xua/

New Zealand: Đi cruise trên hồ Wakatipu
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/11/new-zealand-di-cruise-tren-ho-wakatipu/

New Zealand: Trại nuôi trừu ở Walter Peak (Queenstown)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/12/new-zealand-trai-nuoi-truu-o-walter-peak-queenstown/

New Zealand: Milford Sound (Queenstown)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/15/new-zealand-milford-sound-queenstown/

New Zealand: Thành phố Arrowtown (Queenstown)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/16/new-zealand-thanh-pho-arrowtown-queenstown/

New Zealand: Nếm và thử rượu nho ở Queenstown
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/17/new-zealand-nem-va-thu-ruou-nho-o-queenstown/

Tài liệu du lịch tiếng Việt (04): Thành phố Rotorua (Tân Tây Lan)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/09/28/tai-lieu-du-lich-tieng-viet-04-thanh-pho-rotorua-tan-tay-lan/

New Zealand: Vùng địa nhiệt Whakarewarewa
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/18/new-zealand-vung-dia-nhiet-whakarewarewa/

New Zealand: Thăm làng người Maori ở Rotorua
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/19/new-zealand-tham-lang-nguoi-maori-o-rotorua/

Tài liệu du lịch tiếng Việt (05): Thành phố Auckland (Tân Tây Lan)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/09/28/tai-lieu-du-lich-tieng-viet-05-thanh-pho-auckland-tan-tay-lan/

New Zealand: Hải Cảng Auckland
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/21/new-zealand-hai-cang-auckland/

New Zealand: Cầu Hải Cảng Auckland (Auckland Harbour Bridge)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/21/new-zealand-cau-hai-cang-auckland-auckland-harbour-bridge/

New Zealand: Tháp Sky Tower (Auckland)
https://lthdan05.wordpress.com/2013/10/22/new-zealand-thap-sky-tower-auckland/

About Le Thanh Hoang Dan

Born in Saigon.. Came to New York in 1975. Married with four children and eight grandchildren. Used to work on Wall Street, as a Data Administrator and Database designer for various banks , brokerage firms, and finally the Depository Trust and Clearing Corporation. Retired since 2002. Accomplishments in Viet Nam: (1) Teaching at Vỏ Trường Toản HS, Tây Ninh HS, Sađéc HS, Quốc Gia Sư Phạm Sàigòn, Đaị Học Sư Phạm Sàigòn, Đaị Học Sư Phạm Cần Thơ, Cao Đài (Tây Ninh), Hòa Hảo (Long Xuyên)... (2) Writer and Publisher ( "Trẻ" publishing house). Published many books on Education and Politics such as Các Vấn đề giáo dục, Triết Lý giáo dục, Những danh tác chánh trị, Lịch sử chiến tranh lạnh... (3) MC for a national TV show "Quê hương mến yêu" (Beloved country).. Academic accomplishments in the U.S.: MBA (in Information systems), MS in Information Systems, 2 Advanced certificates (1) Corporate Finance (2) Business Economics. All these degrees were from Pace University in New York. Hobby in retirement: Family, Friends, Ballroom dancing and Travel... Ra đi năm 1975. Cuộc đời nhiều sóng gió. Bây giờ tuổi đã già, 70 rồi. Chỉ muốn vui hưởng tuổi già với gia đình, bạn hữu, du lịch và khiêu vũ..
Bài này đã được đăng trong New Zealand, Tân Tây Lan và được gắn thẻ , , , , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này